A1.4.4. Có hướng dẫn/quy định về thứ tự ưu tiên khám và xử trí cho đối tượng người bệnh cấp cứu (nếu có đông người bệnh cấp cứu).

Ví dụ cách làm

1. Bảng lớn được treo tại khu vực nhận bệnh khoa cấp cứu

Chúng ta có thể tham khảo các làm của bệnh viện dưới đây. Trong các nơi, tôi thấy cách làm này hay nhất. Dễ hiểu, trực quan cho cả người dân và nhân viên.

Bảng phân loại xử trí, quy định thời gian rõ ràng

Bảng phân loại cụ thể hơn đặt ngay bên cạnh để người dân có thể tham khảo.

2. Quy định rõ ràng bằng văn bản được giám đốc phê duyệt

Trong các bệnh viện tham khảo, bệnh viện dưới đây ban hành quyết định bằng văn bản rõ ràng, cụ thể nhất. Tờ quyết định chỉ có 1 mặt, chủ yếu là các căn cứ, áp dụng. Và kèm theo là phụ lục chi tiết của từng chuyên khoa. Trong đó có khoa cấp cứu.

Mỗi chuyên khoa có thể căn cứ vào đó để làm các bảng gắn tại khoa mình.

Góp ý cách triển khai, duy trì

Đăng nhập hoặc Đăng kí để góp ý

Hướng dẫn

Nếu hướng dẫn/quy định về thứ tự ưu tiên chưa tốt, người bệnh, nhân viên và bệnh viện sẽ có nhiều rủi ro lớn. Nhất là khi liên quan đến tính mạng người bệnh, kèm theo khiếu kiện. Do đó, bệnh viện cần đầu tư xây dựng bộ hướng dẫn/quy định tốt nhất, phù hợp nhất có thể. Các hướng dẫn, quy định này cũng cần được phổ biến đến người bệnh hiệu quả.

Đây cũng là nhu cầu thực tế tại các bệnh viện. Ngoài các vấn đề pháp lý, quy định rõ ràng còn giúp luồng công việc được trôi chảy, sự phối hợp các bên liên quan hiệu quả, bệnh viện cũng tiết kiệm được nguồn lực. Và trên hết, người bệnh sẽ được an toàn!

Việc phân loạn và xác định thứ tự ưu tiên có các đặc điểm khác nhau giữa các tuyến, các chuyên khoa.

Theo chúng tôi nhận thấy, khó khăn nhất lại là các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Người dân khi bị bất cứ vấn đề sức khoẻ nào đột xuất, nghiêm trọng sẽ ngay lập tức tới khoa cấp cứu bệnh viện tỉnh. Từ các dấu hiệu nhẹ như sốt, đau đầu, đau bụng đến các chấn thương, hay các tình huống nguy kịch như đột quỵ, ngưng tim, ...cần hồi sức đặc biệt.

Trong trường hợp này, việc phân loại để xác định ưu tiên các trường hợp cấp cứu không hề đơn giản. 

Tại các bệnh viện tuyến trên, mức độ bệnh tương đối rõ ràng. Thậm chí, tính chất bệnh và cả chẩn đoán nữa, cũng đã được tuyến dưới phân loại tương đối chính xác. Việc chuyển viện cũng đã phải đảm bảo an toàn chuyển viện.

Bệnh viện chuyên khoa thì với các ưu tiên của chuyên khoa mình, việc thiết lập các quy định cũng có đặc thù. Nhưng nhìn chúng sẽ đơn giản hơn các nhóm bệnh viện đa khoa.

Mặc dù bộ tiêu chí đã ban hành từ lâu, trước đó cũng đã có "Quyết định 01/2008/QĐ-BYT về quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Nhưng hiện nay nhiều viện vẫn loay hoay với yêu cầu này.

Hai nhóm đối tượng chính sử dụng hướng dẫn là người bệnh và nhân viên khoa cấp cứu. Do đó để thống nhất công tác chuyên môn, giải thích người bệnh - thân nhân, chúng ta cần 2 loại tài liệu:

1. Bảng lớn được treo tại khu vực nhận bệnh khoa cấp cứu

Chúng ta có thể tham khảo các làm của bệnh viện dưới đây. Trong các nơi, tôi thấy cách làm này hay nhất. Dễ hiểu, trực quan cho cả người dân và nhân viên.

Bảng phân loại xử trí, quy định thời gian rõ ràng

Bảng phân loại cụ thể hơn đặt ngay bên cạnh để người dân có thể tham khảo.

2. Bảng lớn tại các khoa lâm sàng cũng cần có quy định riêng, không phải mỗi khoa cấp cứu

Các khoa hay có bệnh nhân nặng, cũng cần xem xét bố trí các bảng tương tự. Có thể dùng các bảng đơn giản hơn.

3. Quy định rõ ràng bằng văn bản được giám đốc phê duyệt

Trong các bệnh viện tham khảo, bệnh viện dưới đây ban hành quyết định bằng văn bản rõ ràng, cụ thể nhất. Tờ quyết định chỉ có 1 mặt, chủ yếu là các căn cứ, áp dụng. Và kèm theo là phụ lục chi tiết của từng chuyên khoa. Trong đó có khoa cấp cứu.

Mỗi chuyên khoa có thể căn cứ vào đó để làm các bảng gắn tại khoa mình.

4. Một số minh hoạ cho cách làm chưa làm tốt của bệnh viện

Một số bệnh viện chưa đầu tư bài bản tiêu chí này. Hướng dẫn, quy định còn sơ sài, khó thực hiện, người bệnh không thể hiểu. Nên tránh cách làm này. Làm thế này sẽ có nhiều rủi ro. Cũng khó giúp được gì cho người dân, nhân viên và bệnh viện.

Cũng không nên tích hợp trong các quy định khác.

Mục lục tiêu chí

Đang hiển thị -9 - 0 trong 0 mục

Không có dữ liệu!